Huyện có 15 đơn vị hành chính trực
thuộc, gồm 14 xã và 01 thị trấn (trong đó có 04 xã cù lao), tổng cộng 117
ấp-khóm, phần lớn cơ quan ban ngành huyện đặt tại Trung tâm Thị trấn Long Hồ
(Khóm 1 và Khóm 2, Khóm 5) Lao động làm việc trong các ngành kinh tế 97.302
người.
Thông tin chung về tình hình phát triển
· Thế mạnh kinh tế của Long Hồ là nông
nghiệp, trước đây, cây trồng chủ yếu của huyện là lúa và hoa màu. Huyện xác
định khai thác thế mạnh thủy sản để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong nông nghiệp, nông dân thực hiện các mô hình đa dạng: nuôi cá ruộng lúa,
cá ao hồ, nuôi trong mương vườn….
· Là huyện nằm ven thành phố Vĩnh
Long, định hướng phát triển của Long Hồ là trở thành khu, cụm công nghiệp -
thương mại dịch vụ vệ tinh của thành phố. Giai đoạn 2007 - 2010, huyện Long Hồ
quy hoạch sử dụng 19.298 ha diện tích đất tự nhiên cho mục tiêu phát triển kinh
tế. Theo đó, diện tích đất nông nghiệp 13.066 ha, đất phi nông nghiệp 6.186 ha
trong đó 1.188 ha dành cho đất ở và 2.503 ha đất chuyên dùng tập trung bố trí
quy hoạch các khu sản xuất công nghiệp gốm và vật liệu xây dựng.
· Huyện tiếp tục chuyển mục đích sử
dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp 1.646 ha, chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất trong nội bộ đất nông nghiệp 1.996 ha trong đó chuyển đất chuyên trồng lúa
nước sang trồng cây lâu năm 1.319 ha, đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất
cây hàng năm khác 422 ha và chuyển sang nuôi trồng thủy sản 67,8 ha để nâng cao
giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích.
· Năm 2010, huyện Long Hồ phấn đấu
thực hiện các chỉ tiêu cụ thể như: tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản
đạt trên 1.000 ty đồng; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt
hơn 462 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội hơn 1.800
tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 14,44 triệu đồng/người/năm.
· Huyện có khu công nghiệp Hoà Phú, đã
được khởi công giai đoạn 2 vào ngày 27 tháng 03 năm 2010. KCN Hòa Phú – giai
đoạn II có tổng diện tích gần 130 ha, với tổng vốn đầu tư hơn 438 tỷ đồng,
trong đó diện tích đất công nghiệp chiếm trên 91 ha, đất trung tâm điều hành
2,82 ha, đất công trình đầu mối kỹ thuật 02 ha, đất giao thông 18,08 ha, đất
cây xanh (tập trung và cách ly) 15,96 ha.
· Năm
2012:
- Tổng thu ngân sách nhà nước 544 tỉ
648 triệu đồng. Trong đó thu ngân sách trên địa bàn là 88 tỉ 512 triệu đồng.
- Tổng chi ngân sách nhà nước 453 tỉ
168 triệu đồng.
- Hộ sử dụng điện đạt 98,58%.
- Hộ sử dụng nước máy đạt 60,6%.
- Toàn huyện có 94,12% hộ gia đình
đạt chuẩn “Văn hóa”; có 106/117 ấp - khóm đạt chuẩn “Văn hóa” chiếm tỷ lệ
90,59%; có 7/15 xã, thị trấn đạt văn hóa chiếm tỷ lệ 46,6%
1/-Vị
trí địa lý:
- Huyện Long Hồ nằm ở phía bắc tỉnh Vĩnh Long, phía bắc
giáp tỉnh Tiền Giang qua sông Mỹ Tho (sông Tiền), phía đông bắc giáp tỉnh Bến
Tre (huyện Chợ Lách), phía đông và đông nam giáp huyện Mang Thít, phía nam giáp
huyện Tam Bình, phía tây giáp thành phố Vĩnh Long, phía tây nam giáp tỉnh Đồng
Tháp (huyện Châu Thành).
-
Diện tích tự nhiên 193,17 ha. Dân số là 48.163 hộ với 161.805 người (có
82.328 nữ), gồm các dân tộc: Kinh, Khơ Me, Hoa.
-
Kinh tế phát triển chủ yếu là nông nghiệp với những vườn cây ăn trái và hiện
tại loại hình du lịch sinh thái đang trên đà phát triển và là thế mạnh của
huyện. Trên địa bàn huyện có KCN Hòa Phú đã góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế
của huyện theo hướng tăng tỷ trọng CN và dịch vụ giảm tỷ trọng nông nghiệp
2/-Đơn
vị hành chính:
Huyện
gồm 1 thị trấn huyện lỵ là Thị trấn Long Hồ và 14 xã: Long An, Phú Đức, An
Bình, Bình Hoà Phước, Hoà Ninh, Đồng Phú, Tân Hạnh, Thanh Đức, Phước Hậu, Lộc
Hoà, Hoà Phú, Long Phước, Phú Quới, Thạnh Quới.
Huyện
đang phấn đấu xây dựng thị trấn Long Hồ sớm đạt chuẩn đô thị loại 4 trong tương
lai không xa.
Bên
cạnh đó, huyện cũng đang tập trung nâng cấp xã Phú Quới đạt chuẩn đô thị loại 5
để thành lập thị trấn Phú Quới.
3/-Địa
hình:
-Thuộc
miền phù sa sông nước Cửu Long (hạ lưu sông MêKông), có nước ngọt quanh năm.
-Đất
đai tương đối bằng phẳng, có nhiều sông ngòi, ao, hồ, mương, rạch; có đất cù
lao, bãi bồi và cồn mới nổi,...
4/-Khí
hậu-Thuỷ văn:
Khí
hậu nhiệt đới gió mùa, mực thuỷ văn tăng giảm trên sông trong năm tương đối đều
hoà, bão lũ triều cường có ảnh hưởng nhưng mức độ không lớn như các khu vực
khác, nhiệt độ phần lớn dao động từ 32-370C.
5/-Sơ
lược lịch sử của huyện:
Ngày
11 tháng 3 năm 1977,
huyện Châu Thành Tây nhập với huyện Cái Nhum và 2 xã Hòa Hiệp, Hậu Lộc của
huyện Tam Bình thành huyện Long Hồ; huyện lỵ đặt tại xã An Đức. Ngày 29 tháng 9 năm 1981,
tách một số xã của huyện Long Hồ tham gia thành lập huyện Mang Thít, huyện Long
Hồ còn lại 9 xã: An Bình, Bình Hòa Phước, Long Phước, Lộc Hòa, Tân Hạnh, Đồng
Phú, An Đức, Phú Quới, Thanh Đức.
Ngày
17 tháng 4 năm 1986,
Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam ban hành Quyết định số 44/HĐBT, về việc điều
chỉnh lại địa giới hành chính, sáp nhập huyện Mang Thít vào huyện Long Hồ. Từ
đó huyện Long Hồ có 18 xã: An Đức, Lộc Hòa, Long Phước, Phú Quới, Đồng Phú, An
Bình, Bình Hòa Phước, Phước Hậu, Tân Hạnh, Thanh Đức, An Phước, Chánh Hội, Tân
Long Hội, Nhơn Phú, Mỹ An, Hòa Tịnh, Bình Phước, Long Mỹ.
Ngày
13 tháng 02 năm 1992,
tách một số xã của huyện Long Hồ tái lập huyện Mang Thít. Huyện Long Hồ còn lại thị trấn Long Hồ
và 10 xã: An Đức, Lộc Hòa, Long Phước, Phú Quới, Đồng Phú, An Bình, Bình Hòa
Phước, Phước Hậu, Tân Hạnh, Thanh Đức.
Ngày
1 tháng 8 năm 1994,
giải thể xã An Đức, lập thêm các xã mới: Long An, Phú Đức, Hòa Ninh, Hòa Phú,
Thạnh Quới. Huyện Long Hồ có thị trấn Long Hồ và 14 xã: Long An, Phú Đức, An
Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh, Đồng Phú, Tân Hạnh, Thanh Đức, Phước Hậu, Lộc
Hòa, Hòa Phú, Long Phước, Phú Quới, Thạnh Quới.
6/-Nhân
vật lịch sử:
Long
Hồ tự hào là nơi địa linh nhân kiệt khi có rất nhiều chính khách là những nhân
vật nắm giữ những trọng trách quan trọng trong Chính Phủ Việt nam Công Hoà
trước đây và trong Chính Phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Trần Văn Hương, Tổng thống và thủ tướng VNCH. Trần Văn Hữu, thủ tưóng VNCH.
Phan Văn Đáng, Phạm Hùng, Chủ tịch HĐBT nước CHXHCN Việt Nam./.
Số
liệu có đến thời điểm ngày 31/ 12/ 2012
BBT
Cổng TTĐT huyện Long Hồ